Header Ads

Internet nên được xem là một quyền cơ bản?

Internet là nhu cầu cấp thiết mà người không có khả năng chi trả cũng phải được cung cấp như điện, nước và khí đốt.

Lựa chọn các sản phẩm Pin dự phòng để hỗ trợ thiết bị của bạn mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi chuyên các sản phẩm phụ kiện điện thoại với nguồn hàng Trung Quốc phong phú, giá cả cạnh tranh, chế độ chăm sóc chu đáo.

Sự thiết yếu của internet trong đời sống là vấn đề đang được tranh cãi sôi nổi ở Pháp. Nhiều người ủng hộ quan điểm của Quốc vụ khanh đặc trách kỹ thuật số Axelle Lemaire, theo đó, internet là nhu cầu cấp thiết mà người không có khả năng chi trả cũng phải được cung cấp như điện, nước và khí đốt.


Trong dự luật mới về kỹ thuật số được thảo luận trong tháng 9, bà Lemaire nhấn mạnh: Nếu luật pháp cho phép những hộ quá khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán tiền điện, nước, khí đốt vẫn được tiếp tục sử dụng những nhu cầu thiết yếu này ở mức độ nào đó, chứ không bị cắt thì kết nối internet cũng phải được đáp ứng như vậy. Quốc vụ khanh Lemaire đề nghị những người thiếu khả năng chi trả phải được dùng internet với dung lượng ở mức tối thiểu. Theo bà này, internet là phương tiện thiết yếu giúp người dùng làm việc, liên lạc, thực hiện những giao dịch hành chính hoặc đơn giản là để tìm kiếm công ăn việc làm. Vì thế theo bà Lemaire, những gia đình quá khó khăn cũng nên được phép kết nối ở mức tối thiểu và khoản tiền này có thể được xem xét để Quỹ Đoàn kết về nhà ở (FSL) đóng góp một phần.

Lập luận trên ngay lập tức bị giới cung cấp dịch vụ internet phản bác. Ba công ty Orange, Bouygues Télécom và Numericable-SFR đã tập hợp lại với sự hậu thuẫn của Liên đoàn Viễn thông Pháp (FFT) kịch liệt phản đối đề xuất này. Báo L’Express dẫn lời Tổng Giám đốc FFT Yves Le Moulet: “Trường hợp này không giống như điện, nước hay khí đốt nên không thể so sánh. Internet không phải là nhu cầu thiết yếu cho sự sống còn”. Ông Le Moulet cho rằng việc duy trì điện thoại cố định cho những hộ khó khăn trong trường hợp khẩn cấp như hiện nay là đủ ở mức cần thiết.

Về phía chính quyền, nhiều quan chức cũng đồng quan điểm với bà Lemaire. Bộ trưởng Văn hóa và Thông tin Fleur Pellerin đã từng phát biểu tương tự như trên hồi năm 2013, lúc bà giữ chức bộ trưởng kinh tế, công nghiệp và kỹ thuật số. Bà Pellerin nói: “Cắt kết nối internet giống như cắt nước”. Trong một nghị quyết được thông qua hồi tháng 7-2012, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng đã xem việc tiếp cận với internet là quyền căn bản của con người.

Theo Trúc Lâm (Người lao động) 

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.